Dư Án Lịch Sử Truyền Khẩu Về Cuộc Chiến Việt Nam

Dư Án Lịch Sử Truyền Khẩu Về Cuộc Chiến Việt Nam

Con Người và Lịch Sử: Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam Qua Cái Nhìn Của Một Nhà Ngoại Giao, 1965-1975

Dự án Lịch sử Truyền khẩu về cuộc chiến Việt Nam là dự án nghiên cứu học thuật nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, khai thác, và phổ biến dữ liệu, ký ức, và suy nghĩ liên quan đến những trải nghiệm trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử chiến tranh tại Việt Nam.

Chiến tranh tại Việt Nam, từ giai đoạn 1946 đến 1975, đặc biệt Cuộc Chiến Đông Dương Lần II, là sự kiện lịch sử phức tạp đã được tường thuật, nghiên cứu, và phân tích theo nhiều chiều hướng và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đến nay thì cuộc chiến vẫn chưa được hiểu tường tận và do đó vẫn là một trong những sự kiện gây nhiều tranh cải. Vì vậy, mục đích của dự án này là để góp phần trong việc tìm hiểu và làm rõ hơn những khía cạnh và yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến và con người.

Với chủ đề “Con Người và Lịch Sử: Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam Qua Cái Nhìn Của Một Nhà Ngoại Giao, 1965-1975,” dự án phỏng vấn ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Mục tiêu là để ông bối cảnh hóa những tư liệu văn bản mà ông vẫn còn đang lưu giữ, ngõ hầu hiểu rõ thêm về sự can thiệp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Cuộc phỏng vấn tập trung vào những chủ đề sau: mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ; những biến chuyển về xã hội, kinh tế, và chính trị ở Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975; sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với cuộc chiến và kết quả của nó; và cuối cùng là một vài bài học có thể rút ra từ cuộc chiến.

Cựu Đại sứ Bùi Diễm sinh năm 1923, tại tỉnh Hà Nam, miền bắc Việt Nam. Thân phụ ông là nhà nho học Bùi Kỷ. Ông gọi Trần Trọng Kim, học giả và Thủ tướng Việt Nam dưới thời vua Bảo Đại, là dượng. Lúc nhỏ ông học sử tại Trường Tư Thục Thăng Long (tại đây, một trong số giáo sư sử học có ông Võ Nguyên Giáp) và Trường Bưởi (sau này gọi là Chu Văn An). Sau đó ông tốt nghiệp ngành toán học tại trường Đại Học Khoa Học Hà Nội.

Ông lớn lên trong bối cảnh của một Việt Nam còn nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân Pháp cũng như trải nghiệm sự chiếm đóng của người Nhật trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1944 ông trở thành thành viên của Đảng Đại Việt và là người tích cực hoạt động dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim. Ông cùng gia đình di cư vào nam trước khi Hiệp định Geneva năm 1954 chia đôi Việt Nam thành hai thực thể chính trị--Việt Nam Dân Chủ Công Hòa (Bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam).

Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông tạm ngưng hoạt động chính trị. Năm 1963 ông thành lập tờ Saigon Post, một trong những tờ báo tiếng Anh đầu tiên của nền Công Hòa Việt Nam. Ngoài ra ông còn thành lập công ty Tân Việt Điện Ảnh và đã sản xuất bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, nói về vấn đề cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.

Sau sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963, Bùi Diễm trở lại chính trường và năm 1965 làm bộ trưởng Phủ Thủ tướng dưới thời chính phủ Phan Huy Quát. Trong thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Bùi Diễm được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Công Hòa tại Hoa Kỳ từ năm 1967 đến năm 1972, và Đại sứ lưu động từ năm 1973 cho tới khi kết thúc cuộc chiến vào tháng 4 năm 1975.

Là đại sứ tại Hoa Kỳ, ông đã có cơ hội làm việc với những chính khách Việt Nam và Hoa Kỳ như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Lyndon B. Johnson, Richard Nixon, William Westmoreland, Robert McNamara, Henry Kissinger, Clark Clifford, Maxwell Taylor, Ellsworth Bunker, Walt Rostow, Alexander Haig, Jr., Dean Rusk, và nhiều nhân vật khác. Ông cũng chứng kiến sự nổi dậy của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, và góp phần vào việc vận động cuối cùng để tìm 700 triệu đô viện trợ quân sự để miền Nam Việt Nam có phương tiện chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Bắc Việt.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Bùi Diễm cùng gia đình tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, ông đã từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Học thuật Quốc tế Woodrow Wilson, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute), cũng như Viện Nghiên Cứu Đông Dương tại Đại học George Mason. Ông là tác giả cuốn tự truyện lịch sử về chiến tranh Việt Nam có tựa "Gọng Kìm Lịch Sử" [In the Jaws of History] cùng với một số bài nghiên cứu khác.

Vì đã tham gia và chứng kiến nhiều sự thay đổi và thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam, nên ông Bùi Diễm có những dữ liệu, ký ức, và suy nghĩ rất đáng kể về lịch sử Việt Nam. Dự án này phỏng vấn ông Bùi Diễm với mục đích góp phần bổ sung thêm một khía cạnh cần thiết để hiểu thêm về cuộc chiến, con người, và lịch sử Việt Nam.

Dự án này được thực hiện trong thời gian gần tròn sáu năm, từ năm 2013 đến 2019, với các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong nhiều đợt khác nhau. Kết quả từ dự án là một bộ phim tài liệu 17 tiếng, chia thành 15 chủ đề. Các chủ đề gồm có:

Phần 1: Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam, 1945-1965

Phần 2: Hoa Kỳ Đưa Quân Vào Việt Nam

Phần 3: Sự Hiện Diện Của Người Mỹ và Các Ảnh Hưởng về Kinh Tế, Xã Hội, Chính Trị, và Quân Sự

Phần 4: 1968: Mậu Thân, Bầu Cử và Những Ảnh Hưởng Đưa Đến Paris

Phần 5: Hiệp Định Paris và Những Hậu Quả

Phần 6: Phong Trào Phản Chiến và Ảnh Hưởng Đối Với Chính Sách Việt Nam Của Hoa Kỳ

Phần 7: Những Diễn Biến Đưa Đến Paris

Phần 8: Hội Đàm Sơ Bộ Tại Paris

Phần 9: Richard Nixon, Anna Chennault và Cuộc Bầu Cử Năm 1968

Phần 10: Mật Đàm Paris

Phần 11: Sự Vận Hành Của Nền Chính Trị Hoa Kỳ và Việt Nam Hóa Chiến Tranh

Phần 12: Phản Chiến Bùng Nổ, Hồ Sơ Pentagon, và Lo Ngại Của Hoa Kỳ về Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Năm 1971 ở Nam Việt Nam

Phần 13: ‘Vừa Đánh Vừa Đàm’, ‘Xích Lại Gần Nhau’, và ‘Hòa Bình Trong Danh Dự’

Phần 14: Bài Học Lịch Sử và Những Vấn Đề Đại Cương

Phần 15: Để Hiểu Thêm về Con Người và Nền Chính Trị Hoa Kỳ

Ngoài ra, đính kèm với bộ phim tài liệu này là hơn 300 trang chuyển dịch của các cuộc phỏng vấn và trên 150 văn bản đã được số hóa.

Dự án được thực hiện trên tinh thần nghiên cứu học thuật dưới sự điều phối của Alex-Thái Đình Võ và tư vấn của Tiến sĩ Keith W. Taylor, Giáo sư Sử học tại Đại hoc Cornell, New York, Hoa Kỳ. Ngoài ra, dự án còn có sự cộng tác và giúp đỡ của Bùi Thị Thúy Hồng, Mai Thanh Nguyễn-Võ, Nguyễn Thị Minh Thúy, Võ Thành Nhân, Võ Thiện Toàn, Trần Anh Hào, Lã Quang Bình, Phạm Ngọc Minh, và Phạm Ngọc Hiển.

*~*~*


Phần 1: Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam, 1945-1965

Bùi Diễm - Phần 1 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm - Phần 1 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 1 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 1 – Đoạn 7

Phần 2: Hoa Kỳ Đưa Quân Vào Việt Nam

Bùi Diễm – Phần 2 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 2 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 2 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 2 – Đoạn 6

Phần 3: Sự Hiện Diện Của Người Mỹ và Các Ảnh Hưởng về Kinh Tế, Xã Hội, Chính Trị, và Quân Sự

Bùi Diễm – Phần 3 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 3 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 3 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 3 – Đoạn 6

Phần 4: 1968: Mậu Thân, Bầu Cử và Những Ảnh Hưởng Đưa Đến Paris

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 6 & 7

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 8 & 9

Bùi Diễm – Phần 4 – Đoạn 10

Phần 5: Hiệp Định Paris và Những Hậu Quả

Bùi Diễm – Phần 5 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 5 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 5 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 5 – Đoạn 6 & 7

Phần 6: Phong Trào Phản Chiến và Ảnh Hưởng Đối Với Chính Sách Việt Nam Của Hoa Kỳ

Bùi Diễm – Phần 6 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 6 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 6 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 6 – Đoạn 7 & 8

Phần 7: Những Diễn Biến Đưa Đến Paris

Bùi Diễm – Phần 7 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 7 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 7 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 7 – Đoạn 7 & 8

Bùi Diễm – Phần 7 – Đoạn 9

Phần 8: Hội Đàm Sơ Bộ Tại Paris

Bùi Diễm – Phần 8 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 8 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 8 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 8 – Đoạn 6 & 7

Phần 9: Richard Nixon, Anna Chennault và Cuộc Bầu Cử Năm 1968

Bùi Diễm – Phần 9 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 9 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 9 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 9 – Đoạn 7 & 8

Phần 10: Mật Đàm Paris

Bùi Diễm – Phần 10 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 10 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 10 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 10 – Đoạn 7 & Phần 11 – Đoạn 1

Phần 11: Sự Vận Hành Của Nền Chính Trị Hoa Kỳ và Việt Nam Hóa Chiến Tranh

Bùi Diễm – Phần 11 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 11 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 11 – Đoạn 6

Phần 12: Phản Chiến Bùng Nổ, Hồ Sơ Pentagon, và Lo Ngại Của Hoa Kỳ về Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Năm 1971 ở Nam Việt Nam

Bùi Diễm – Phần 12 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 12 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 12 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 12 – Đoạn 6 & 7

Phần 13: ‘Vừa Đánh Vừa Đàm’, ‘Xích Lại Gần Nhau’, và ‘Hòa Bình Trong Danh Dự’

Bùi Diễm – Phần 13 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 13 – Đoạn 3 & 4

Bùi Diễm – Phần 13 – Đoạn 5 & 6

Bùi Diễm – Phần 13 – Đoạn 7

Phần 14: Bài Học Lịch Sử và Những Vấn Đề Đại Cương

Bùi Diễm – Phần 14 – Đoạn 1

Bùi Diễm – Phần 14 – Đoạn 2 & 3

Bùi Diễm – Phần 14 – Đoạn 4 & 5

Bùi Diễm – Phần 14 – Đoạn 6 & 7

Bùi Diễm – Phần 14 – Đoạn 8 & 9

Phần 15: Để Hiểu Thêm về Con Người và Nền Chính Trị Hoa Kỳ

Bùi Diễm – Phần 15 – Đoạn 1 & 2

Bùi Diễm – Phần 15 – Đoạn 3 & 4

...